Showing posts with label Lên facebook lập “hội” kì thị. Show all posts
Showing posts with label Lên facebook lập “hội” kì thị. Show all posts

Tuesday, November 18, 2014

Có lẽ sẽ tốt hơn cho cả hai...

Có lẽ im lặng sẽ tốt hơn cho cả hai, phải không Anh?
Em vẫn yêu Anh như trước, vẫn nhớ Anh như thường lệ đó thôi...
Nhưng mà, thật khó nói ra,
Vì giữa dòng đời hối hả đã có một bàn tay kéo Anh đi xa Em mất rồi...


Em, bây giờ, nhận ra: lòng tham của đàn ông là vô hạn. Em đẹp, họ muốn em đẹp hơn. Em nấu ăn ngon, họ muốn em nấu ăn ngon hơn. Em khéo léo, họ muốn em khéo léo hơn. Họ, chỉ không thích em trở nên thông minh hơn mà thôi.

Có một dạo mà các bạn nữ hay hát bài hát "Anh muốn em sống sao" với một tâm trạng buồn thê thảm. Như thể, việc cô ấy buồn hay vui, hạnh phúc hay đau khổ, đều phụ thuộc tất thảy vào anh chàng mà cô ấy yêu.

Tất nhiên, chúng ta chấp nhận yêu thương một ai đó thì cũng đồng nghĩa với việc trao cho họ cái quyền làm tổn thương mình. Nhưng em thiết nghĩ, đừng làm quá mọi chuyện lên. Chia tay với một người không thương mình, cũng không yêu mình, thì đó là chuyện tất lẽ dĩ ngẫu, diễn ra chỉ phụ thuộc vào vấn đề thời gian. Cảm xúc ấy có thể buồn, nhưng đừng vương quá lâu, sẽ tự làm ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Mà thật, em thấy bài hát ấy cũng chẳng có nghĩa lý gì cả. Nói đúng ra, thứ mà bài hát nhắc đến, nếu tinh ý thì nhận ra cái chàng trai cần tìm không phải là cô gái, cũng không phải là tình cảm của cô ấy dành cho anh, mà là một cái bồn cầu - nơi mà khi say đàn ông sẽ tìm đến, nơi mà khi buồn đàn ông sẽ tìm đến, đúng không?

Này anh, không có anh thì buồn thật đấy, nhưng có anh đời em lại buồn hơn!

Em của những ngày tự do là những ngày vô cùng bình yên thoải mái. Em tự làm mình cười, em tự dỗ dành khi mình khóc, em tự vực dậy sau mỗi lần ngã đau, em tự lớn tự trưởng thành. Có anh, em phải lo thế nào để luôn được anh yêu, phải lo tranh đấu với những người con gái khác, phải lo giữ gìn tình yêu không xa tầm với, phải lo rất nhiều thứ mà khi-một-mình em không hề phải lo Tất nhiên, nếu anh là một chàng trai tốt, anh sẽ không để cho người con gái mình yêu phải lo lắng bất cứ điều gì cả, cô ấy sẽ an toàn và an nhiên khi yêu anh. Nhưng anh có chắc chắn được không anh?


Em biết một số bạn gái, vì yêu mà trở nên lệ thuộc rất nhiều vào người yêu. Từ chuyện tóc tai, chuyện quần áo, chuyện thời gian rảnh... Thật ra như thế không có gì không tốt, nhưng thử tưởng tượng xem, nếu mãi tôn thờ và coi chàng trai ấy là mặt trời duy nhất trong cuộc sống của mình, luôn tìm mọi cách xoay quanh anh ấy, sẽ có lúc không còn nhận ra đâu là cái bóng của chính mình. Cuộc sống như thế, thì buồn lắm!

Em, ngày xưa, cũng đã từng là như thế đấy anh!

Em, bây giờ, nhận ra: lòng tham của đàn ông là vô hạn. Em đẹp, họ muốn em đẹp hơn. Em nấu ăn ngon, họ muốn em nấu ăn ngon hơn. Em khéo léo, họ muốn em khéo léo hơn. Họ, chỉ không thích em trở nên thông minh hơn mà thôi.

Em, bây giờ, nhận ra: sẽ không ngây ngốc vì anh chàng người yêu thích em làm cái này mà em không được phép làm cái nọ. Em sẽ cắt kiểu đầu mình thích, xỏ hơn hai cái khuyên tai, xăm một hình xăm nhỏ, sẵn lòng hủy một buổi hẹn hò để đi gặp bạn tán gẫu luyên thuyên - nếu điều đó là hợp lý.

Tóm lại, em sẽ làm những gì mình thích, cho chính cuộc sống tươi đẹp của em. Em cũng sẵn lòng dành một chỗ êm ái trong tim mình cho anh nếu anh chấp nhận cá tính và con người em. Nhưng đừng bao giờ nghĩ rằng em sẽ coi anh là tất cả, cũng đừng nghĩ rằng vắng anh thì em sẽ buồn. Có nhiều chuyện đáng để buồn hơn là vắng đi một người không coi trọng mình, đúng không anh?



-ST ( Để Gió Cuốn Đi )

Monday, November 10, 2014

Hãy cảm ơn ai đó đã bỏ rơi bạn để bạn biết rằng không có gì là mãi mãi

Chỉ một chút, chỉ một chút thôi…
Một chút giận dỗi … để thấy mình được vỗ về…
Một chút ích kỷ … để biết mình thuộc về ai đó…
Một chút nước mắt … để thấy mình không vô cảm…
Một chút hờn ghen … để biết mình đang yêu thật nhiều.. .



Em viết cho cuộc sống này những gì em suy nghĩ. Ờ thì tuổi xuân qua đi có bao giờ hẹn ngày quay lại, hay nó cũng chẳng khi nào báo trước cho em biết ngày, giờ nó đi qua. Để rồi em lại viết cho tháng ngày dong duổi, cho những bụi bặm của cuộc đời.

Em còn nhớ ngày hẹn hò đầu tiên của hai đứa, anh run run nắm lấy tay em, từ đó em biết có lẽ đây là cái nắm tay đầu tiên của anh với một cô gái. Nhưng cuộc sống mà anh, có bao giờ nó lặp lại những gì ngày hôm qua đã trôi đi. Nếu anh của ngày đầu tiên ấy em quen vẫn luôn bẽn lẽn, vẫn luôn “nhát gái” thì anh của 2 năm về sau lại mạnh dạn biết nhường nào. Giờ đây anh trở thành một gã trai mê gái, và thích đùa cợt với tình cảm của phụ nữ. Em nhìn anh với cặp mắt ái ngại.

Em viết ra đây những dòng chữ này cũng mong anh là người đầu tiên đọc được nó. Để anh thấy được rằng phụ nữ trên đời còn rất nhiều người tỉnh táo như em. Trước đây và bây giờ em vẫn ngày ngày được nghe những câu chuyện đáng cười, đáng khóc trên ti vi, trên báo đài… về những cô nàng sau khi chia tay người yêu trở nên thất tình, tinh thần suy sụp, làm điều khờ dại. Còn em, chẳng đời nào em làm vậy đâu anh. Cha mẹ là người sinh ra em, là người cho em hình hài này, cớ sao em phải khóc, phải đau buồn vì một người như anh.

Anh nói yêu em, nói sẽ chăm sóc cho em suốt cuộc đời, nhưng rồi "cuộc đời" mà anh vẫn nói ấy, chúng ta mới chỉ đi được 2 năm thì anh đã vội vàng tìm đến người con gái khác. Em biết, em đã nghi ngờ anh từ lâu, từ những lần anh có những biểu hiện mờ ám, những cuộc gọi lạ, những lần tắt máy đột ngột, hay cả những lần trễ hẹn cùng em. Nhưng em vẫn muốn biết anh đang diễn trò gì, nên cứ lẳng lặng để anh diễn hết vai của mình.

Và rồi sớm muộn ngày này cũng đến, anh đến gặp em nói lời chia tay. Em nhìn anh mỉm cười không khóc, không van nài, níu kéo tình cảm của anh. Anh đừng ngạc nhiên vì vốn dĩ em đã chuẩn bị tâm lí trước. Tim em đau, đau lắm nhưng em vẫn còn cái đầu lạnh để biết mình nên làm gì. Tình yêu có níu kéo cũng không được, buông tay một người hết yêu mình cũng là cách tự giải thoát cho bản thân.

Thế nhưng, đời cũng lắm chuyện trớ trêu. Cô gái anh đang yêu, người mà anh đã nhẫn tâm bỏ rơi em để đến bên cạnh và cung phụng, lại là một "gái làng chơi" chính hiệu. Chính mắt em, chính tai em đã chứng kiến tất cả, những lần cô ta đi với những gã đàn ông lớn tuổi, những lần cô ta ra vào nhà nghỉ. Em toan nói hết với anh, nhưng quá muộn rồi phải không anh???.

Họ nói với em là anh đã xin nghỉ việc, họ còn nói anh đã dọn nhà đi đâu đó... em cũng không biết, vì từ ngày anh hất bỏ em như hất bỏ một gánh nặng, chúng ta đã chẳng còn liên lạc với nhau. Hóa ra đã quá muộn để anh dừng lại, cô gái "làng chơi chính hiệu" anh yêu lại nỡ để anh sống những ngày cuối đời với căn bệnh HIV.

Bây giờ em không biết nên thương anh, trách anh hay hận anh nữa. Mong anh sống những ngày cuối đời thanh thản và đừng suy nghĩ nhiều về cuộc sống này. Vốn dĩ cuộc sống này không thuộc về anh, vì anh đã không biết trân trọng nó.

Anh đã tự mình vứt bỏ đi quá nhiều thứ tốt đẹp để đổi lại nỗi đau kiệt cùng. Một gia đình hạnh phúc, một người yêu ngoan hiền, một công việc lí tưởng... anh đều vứt bỏ hết rồi. Ở nơi phương xa xôi nào đó, có khi nào anh nhớ đến một người cha già buồn bã, một người mẹ héo tàn vẫn ngày ngày đợi anh?

Em viết đến đây thôi. Hi vọng ở một nơi xa nào đó anh sẽ đọc được những lời nói từ tận trái tim em - người con gái đã từng yêu anh sâu đậm.



-ST ( Để Gió Cuốn Đi )

Sunday, August 17, 2014

Nhân chuyện "gái miền Tây và 3 chữ N" - Nhức nhối chuyện phân biệt vùng miền

Để hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng kì thị vùng miền, cần thực hiện đồng bộ nhiều vấn đề: Trước hết, cần giáo dục thanh thiếu niên (những người dùng facebook nhiều) nhận thức đúng đắn trong vấn đề vùng miền. Đi song song là mỗi người dân cần ứng xử đẹp với văn hóa, phong tục Việt Nam. Ngoài ta, còn cần sự đoàn kết, tương thân tương ái, tránh những trường hợp kết bè kéo cánh, áp chế, lăng mạ người khác.



Trong thời gian gần đây, câu chuyện kì thị vùng miền “nóng” trở lại. Từ việc lập các hội, fan page trên mạng xã hội với lời lẽ hết sức miệt thị đến ngoài đời thực nhiều công ty “chối bỏ” người lao động vì tính vùng miền.





Tẩy chay ngoài đời thực

Việc kì thị, phân biệt vùng miền trên facebook có thể xem là “ảo” vì những cá nhân tổ chức trên đó “không dám ra mặt” (dùng nick ảo). Thế nhưng, sự kì thị vẫn diễn ra từ lâu ở các công ty phía nam, đặc biệt là Sài Gòn và Bình Dương. Từ lâu nay, nhiều công ty ở khu vực này “âm thầm” chối bỏ lao động nam đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Câu chuyện “tẩy chay” lao động các tỉnh này không mới. Mấy năm trước, chuyện này xảy ra một cách bình thường, hễ cứ lao động người Thanh - Nghệ - Tĩnh là tẩy chay. Tuy nhiên, qua báo chí phản ánh thì nhiều công ty biết cách “im lặng”, tẩy chay bằng nhiều cách khác nhau.

Minh Huy (Linh Xuân, Thủ Đức, TPHCM) quê ở Hà Tĩnh, vào đây từ tháng 3.2014 đến nay vẫn chưa xin được việc ở khu công nghiệp. Khi hỏi lí do, Huy cho biết: “Em làm hồ sơ xin ở các công ty may ở đây nhưng hầu hết họ đòi hỏi có tay nghề. Rồi một số công ty không yêu cầu có tay nghề thì không tuyển những công nhân nam có hộ khẩu Nghệ An, Hà Tĩnh”. Huy cho biết thêm, điều này họ không nêu trong tuyển dụng mà hầu hết họ “loại” ở cổng bảo vệ, tức là khi hỏi quê quán nếu những công nhân nam đến từ Nghệ An, Hà Tĩnh là họ tìm nhiều cách từ chối khéo.

Không chỉ có Huy mà nhiều nam thanh niên có hộ khẩu Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa cũng gặp rất nhiều khó khăn khi xin việc ở các khu công nghiệp.

Vinh (quê Nghệ An), một trong số ít nam thanh niên được nhận vào làm ở một công ty thuộc khu chế xuất Linh Trung, cho biết: “Mình được nhận vào làm việc là do có một chị là người quen trong công ty đứng ra bảo lãnh, chứ trước đó mang hồ sơ có hộ khẩu Nghệ An đi xin việc nơi nào cũng ngán”.

Chị Mơ - một công nhân làm việc nhiều năm tại một công ty ở Bình Dương chia sẻ: “Nữ thì các công ty không phân biệt, bao nhiêu họ cũng nhận nhưng nam thanh niên ba tỉnh Thanh - Nghệ -Tĩnh thì khó lắm. Phải có người có tiếng nói trong công ty đứng ra bảo lãnh mới xin vào được. Tất nhiên, việc kì thị này họ không nói trong bảng tuyển công nhân, họ có nhiều cách “ngầm” loại các hồ sơ này từ cổng bảo vệ đến việc xét hồ sơ. Chuyện này xảy ra lâu lắm rồi, đến bây giờ thành một thói quen”.

Từ thực tế khó xin việc ở các khu chế xuất thuộc TPHCM và Bình Dương, nhiều nam thanh niên thuộc ba tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Họ phải tìm nhiều nghề khác nặng nhọc và thu nhập thấp hơn như phụ hồ, bốc vác… Và không ít người đã phải bỏ “giấc mộng” tìm việc nơi thị thành về quê chỉ vì sự kì thị hộ khẩu.

Lý do được nêu “ngầm” giữa các công ty là: Những nam thanh niên có quê quán 3 tỉnh trên thường có hành vi trộm cắp tài sản của công ty đem bán ra ngoài, thường gây gổ đánh nhau gây mất trật tự trong công ty…”. Điều này không phải là không có ngoài đời thực. Thực tế ở các công ty cho thấy, trong nhiều vụ công nhân trộm hàng đem ra ngoài bán lấy lời hay gây gổ đánh nhau thì nam công nhân ở ba tỉnh trên chiếm đa số. Từ đó, các công ty có “chính sách ngầm” thà đừng tuyển để tránh hậu quả sau này.

Tuy nhiên, đó là cách nhìn phiến diện một chiều, có tính “vơ đũa cả nắm”, bởi không phải cứ ai có hộ khẩu ba tỉnh trên đều là những người có những hành vi xấu. Việc không nhận nam công nhân ba tỉnh trên là một sự phân biệt lao động vùng miền.




Lên facebook lập “hội” kì thị

Thời gian qua, nhiều người dùng facebook cảm thấy khó chịu khi “vô tình” trở thành nạn nhân thói kì thị vùng miền của một bộ phận người có nhận thức lệch lạc. Không dừng lại ở đó, nhiều cá nhân còn lập các trang thu hút hàng ngàn người vào và đưa ra những lời lẽ xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của nhiều người.

Trên trang HỘI GHÉT DÂN BẮC KÌ tuyên bố: “Hội này do một số anh em Thanh Hóa, Nghệ An, Tây Nguyên, Quảng Ngãi, miền Nam, miền Trung lập ra. Nhằm mục đích anti các thói hư, tật xấu của dân Bắc Kỳ. Người Nam hay người Trung đều tôn trọng sự tồn tại của các bạn Bắc Kỳ. Cái chúng tôi lên án và kì thị là cách sống, cách ăn ở, cách thể hiện, cũng như văn hóa quá dơ bẩn của Bắc Kỳ”.

Trang này có gần 4.000 thành viên thường xuyên đưa ra các bình luận tục tĩu, miệt thị những người Bắc Kỳ. Đây là một nhóm mở nên những lời kì thị này lan truyền rất nhanh trên cộng đồng mạng. Nhiều người dùng tỏ ra ức chế, phản ứng thì bị các thành viên trong hội này “ném đá” không thương tiếc.

Cạnh đó là hàng chục hội khác được lập ra với những khẩu hiệu đầy kích động “Hội những người ghét đặc dân Thanh Hóa” với hơn 3.000 thành viên. Sự tồn tại của những “hội” trên khiến dư luận bức xúc, vấn đề kì thị vùng miền đã được báo chí cũng như cơ quan chức năng lên tiếng, phân tích đúng sai. Tuy vậy, sự ra đời của những “hội” này cho thấy thực tế sự kì thị vùng miền vẫn còn âm ỉ trong một bộ phận người suy nghĩ lệch lạc.

Nữ công nhân thì xin việc dễ nhưng nhiều nam thanh niên có hộ khẩu Thanh-Nghệ-Tĩnh thì rất khó xin vào làm công nhân ở TPHCM và Bình Dương.



Phi văn hóa, cần lên án

Việc phân biệt, kỳ thị vùng miền manh nha từ lâu nay, nhưng đến nay vẫn chưa thấy được giải quyết. Dù kì thị trên mạng xã hội hay ngoài đời thực thì đó cũng là điều vi phạm pháp luật và cần lên án.

Đối với trường hợp các cá nhân tổ chức lên mạng chửi mắng, lăng mạ người khác có hành vi chia rẽ vùng miền, dân tộc, phá hủy khối đại đoàn kết dân tộc, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc làm rõ. Khi đầy đủ bằng chứng cấu thành tội phạm thì có thể truy tố trước pháp luật theo Điều 87 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”. Các cơ quan an ninh cần điều tra, tìm ra chủ nhân của những trang facebook này để xem xét, tùy mức độ, hành vi mà có thể xử lý hành chính hoặc hình sự.

Trong Luật Lao động cũng quy định các công ty không được phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, tuy nhiên, nội dung phân biệt vùng miền chưa được nêu rõ. Vì thế, nhiều công ty có đủ cách để “lách luật” không tuyển các công nhân ba tỉnh trên.


Đoàn kết là sức mạnh

Gái miền tây và 3 chữ n nổi danh thiên hạ chủ đề gây sóng gió cộng đồng cần cái nhìn tích cực và viết bài cẩn thận.

Không gì là toàn diện cả nên nếu những Người viết tin chỉ vì đồng tiền thì thật đáng buồn. Dân gian có câu "Ở đâu cũng có Anh Hùng ở đâu cũng có thằng ..... thằng ...." nên xin hãy chọn chủ đề trên tinh thần xây dựng.
- Không một nước hay một nơi nào không có tệ nạn đó là thực tế
Nhưng với góc nhìn xây dựng con người ta sẽ tốt lên và phát triển
Trong đắc nhân tâm có câu: "một con người nếu được khích lệ hành động tốt sẽ phát triển tốt hơn là suốt ngày bị bắt lỗi"
Thế nên mong cho có những góc nhìn giúp người ta không thấy bị quơ đũa cả nắm... gây bức xúc cộng đồng.

"Gần mực chưa chắc đã đen" ----- Mực thì ở khắp nơi trên thế giới này nên hãy có tinh thần xây dựng để phát triển.
Trân trọng - Đoàn kết - Phát triển
Bài viết : Gái miền Tây và 3 chữ “N” nổi danh thiên hạ
TỔNG HỢP


Fr : lovedegiocuondi.blogspot.com